Tiếp nối phần 1, bài viết này tiếp tục đưa đến những hoạt động Marketing nổi trội của Trung Nguyên cũng như nhìn nhận một cách khách quan nhất về vấn đề này.
Dấu ấn TVC
Các TVC của Trung Nguyên:
Link 1
Có 3 yếu tố tạo nên dấu ấn này cho Trung Nguyên
Thời điểm: Thời gian mà Trung Nguyên tung ra những TVC quảng cáo, khi mà internet và các thiết bị điện tử chưa phát triển và đa dạng, đa phần người Việt Nam đều xem TV, và dành phần lớn thời gian của mình vào TV. Chính điều này đã giúp nhiều người tiếp cận đến các TVC này hơn.
Phương tiện: Để quảng cáo trở nên nổi bật, việc chọn giờ phát sóng, thời gian kéo dài là rất quan trọng. Đồng ý với mỗi mức độ về thời gian và lưu lượng đều phải chi trả một mức giá khác nhau nhưng không phải quảng cáo nào cũng được cân nhắc vào khung giờ Vàng và Trung Nguyên luôn nhận được sự ưu ái từ các nhà đài. Điều ấy lại giúp quảng cáo của Trung Nguyên đạt tỉ suất xem cao hơn.
Nội dung: Đây là yếu tố quan trọng nhất tạo nên những ấn tượng của Trung Nguyên. Luôn đề cập đến những vấn đề về dân tộc, về tinh hoa văn hóa cùng những lời hứa hẹn xây dựng tổ quốc, phát huy tinh thần dân tộc, và cổ động thế hệ trẻ đã phần nào dễ đi sâu vào lòng người và xây dựng nên một hình tượng tốt đẹp. Chính nội dung truyền tải mang thông điệp nhân văn nên Trung Nguyên dễ dàng được chiếu TVC trên các sóng quốc gia, đặc biệt là trước những chương trình quan trọng như Thời sự.
Sự kiện "Blind test"
Sự bùng nổ thương hiệu Trung Nguyên đỉnh điểm ở sự kiện "Blind test" và đối thủ lần này Trung Nguyên đấu là Nestle.
Ngày 23/11/2003, sự kiện "thử mù" (Blind Test) đình đám. Tại Dinh Thống Nhất, lần đầu tiên trong lịch sử, một thương hiệu Việt Nam chưa có tên tuổi (lúc bấy giờ) – G7 đã tổ chức một cuộc thử mù, với quy mô khoảng 11.000 người tham gia với 2 sản phẩm là G7 và Nescafé của Nestlé – thương hiệu toàn cầu nổi tiếng nhất trong lĩnh vực cà phê hòa tan.
Kết quả nghiêng về G7 với 89% người uống chọn G7 và chỉ 11% chọn Nescafé của Nestlé. Năm đó, theo nhiều người đánh giá, sự kiện thử mù làm phá tan định kiến "đồ ngoại tốt hơn đồ nội". Và từ đó, G7 bắt đầu đi vào văn phòng và công sở.
Từ sau kết quả thử mù, lượt tìm kiếm từ khóa “Trung Nguyên” bắt đầu tăng kinh khủng trên Google, nếu không có cú "blind test" thì không biết giờ này từ khóa Cà Phê Trung Nguyên nằm ở đâu. Nó làm người ta ai cũng phải chú ý. Khoan bàn về chiến lược kinh doanh, và hiệu quả mặt tài chính, về mặt media thì khỏi phải bàn, “earn media” tự đến 1 cách kinh khủng. Từ ngày Starbucks vào Việt Nam, đặt cửa hiệu cạnh khách sạn nổi tiếng New World ở TPHCM, thì tự dưng, cứ có thông tin về Starbucks, lập tức lại có tin Trung Nguyên. Phía Starbucks im lặng, vì họ hiểu rằng, họ cũng đang được lợi trong việc PR về hình ảnh, mà các "đồng nghiệp" của họ trước đây là Gloria Jeans, Coffee Bean và cả Passino còn lâu mới có được.
Chưa dừng lại ở đó, năm 2012 cuộc chiến này được hâm nóng lại như một hiệu ứng phụ, khi Trung Nguyên tuyên bố "G7 mới 9 tuổi thắng Nestlé hơn 100 tuổi". Dù có nhiều tranh cãi quanh vấn đề này nhưng không thể phủ nhận được sự can đảm của Trung Nguyên, và việc cái tên Trung Nguyên phủ sóng khắp mặt báo và các diễn đàn, buổi tranh luận đã là một thành công trong việc tiếp cận và thay đổi nhận thức người tiêu dùng.
Thách thức Starbuck
Trung Nguyên cũng lại gây sốc với tuyên bố trên Reuters.com về Starbucks, “Họ không bán cà phê, họ đang bán thứ nước mang mùi vị cà phê với đường trong đó.” Ngoài ra, “họ hát rất hay về phát triển bền vững nhưng cuối cùng thì lợi nhuận thu về là điều mà họ quan tâm. Họ đâu có trồng cà phê, có phải không? Còn chúng tôi thì trồng cà phê."
Chính sự kiện này làm gợi nhớ lại trường hợp của Nestle. Nhưng tổng kết lại rằng bằng cách gắn, so sánh (thậm chí là “gây sự”) trực tiếp với 2 ông lớn Nestle và Starbucks, Trung Nguyên đã tận dụng được 1 lực đòn bẩy rất lớn trong việc xây dựng thương hiệu. Đương nhiên, để đủ dũng cảm làm điều này, Trung Nguyên phải rất tự tin vào chất lượng sản phẩm của mình. Vì nếu khi đi so với 2 “ông lớn” trong khi chất lượng sản phẩm chưa đủ tầm (VD như Bphone so với Iphone 6), tác động tiêu cực ngược lại của truyền thông cũng sẽ “kinh khủng” không kém, và “cái chết” của thương hiệu là điều được dự báo trước.
Nhận xét
Đăng nhận xét