Cuộc cách mạng thương hiệu- Vietnam airlines

    Thời gian trở lại đây, chúng ta thấy sự lột xác của rất nhiều thương hiệu, nổ bật trong đó có cái tên Vietnam Airlines. Có rất nhiều ý kiến trái chiều xung quanh việc thay đổi bộ nhận diện thương hiệu này (logo và trang phục), vậy đâu là nguồn cơn khiến dư luận nhắc đến cái tên Vietnam Airlines nhiều đến thế.


Vài nét về Vietnam Airlines
   Hãng hàng không quốc gia Việt Nam thành lập vào năm 1956, dưới hình thức một tổ chức vận tải quy mô quốc gia. Với hình ảnh đại diện là cánh cò vầng trăng.


    2002, Vietnam Airlines giới thiệu biểu tượng mới  -  Bông Sen Vàng, thể hiện sự phát triển của Vietnam Airlines để trở thành Hãng hàng không có tầm cỡ và bản sắc trong khu vực và trên thế giới. Đây là sự khởi đầu cho chương trình định hướng toàn diện về chiến lược thương hiệu của Vietnam Airlines, kết hợp với những cải tiến vượt trội về chất lượng dịch vụ, mở rộng mạng đường bay và đặc biệt là nâng cấp đội máy bay.


   Trải qua hơn 60 năm thành lập và phát triển, Vietnam Airlines dần định hình là một hãng hàng không đạt chuẩn quốc tế, đại diện là thương hiệu quốc gia với hình ảnh chỉn chu và chuẩn mực. 
Và cuộc cách mạng nhận diện thương hiệu bắt đầu...
Nguyên nhân
Những thiếu sót từ hình ảnh cũ: 
   Chương trình biểu tượng hoa sen năm 2002 chưa phát triển đầy đủ các ứng dụng của logo nên dẫn đến việc áp dụng không thống nhất, không đúng tiêu chuẩn trên nhiều lĩnh vực như nội thất máy bay, đồng phục (ba văn phòng khu vực có đồng phục khác nhau); quầy check in (thiết kế, trang trí, màn hình điện tử); phòng chờ, văn phòng phẩm...


   Ngoài ra, trong quá trình sử dụng, logo hoa sen đã bộc lộ những hạn chế nhất định. Trong một số trường hợp, do tỷ lệ hoa sen với chữ Vietnam Airlines chưa hợp lý, chữ dài, font chữ mảnh nên logo của Vietnam Airlines không nổi bật.
Hệ quả tất yếu từ quá trình phát triển của doanh nghiệp
   Khi doanh nghiệp kinh doanh với quy mô lớn hơn, có những thay đổi về chất và có những bước phát triển đột biến đều tiến hành làm mới thương hiệu (gồm cả logo) trên cơ sở đánh giá mức độ phù hợp của thương hiệu hiện tại. Theo đánh giá của hãng, khoảng thời gian 10 năm là đủ dài để làm mới hệ thống nhận diện. Và lần đổi logo này cũng là mốc đánh dấu sự kiện nâng cấp thành hãng hàng không bốn sao ngay trong năm 2015, cũng như lịch trình nhận loạt máy bay thế hệ mới Airbus A350 và Boeing 787.
Hình ảnh đội ngũ cần đổi mới và tươi trẻ hơn đúng theo định hướng mới
   Đại diện từ Vietnam Airlines cho rằng hình ảnh trang phục cần sự thay đổi về kiểu dáng, màu sắc để phù hợp hơn với tính chất công việc, tạo sự tươi mới hơn.
   Đồng phục mới, theo thông tin của Vietnam Airlines, đã kế thừa ưu điểm và khắc phục những nhược điểm của bộ đồng phục hiện tại và điểm quan trọng là thể hiện bản sắc thương hiệu của Vietnam Airlines, thống nhất về hình ảnh trong tổng thể của bộ nhận diện thương hiệu Vietnam Airlines cũng như các loại đồng phục khác (phi công, nhân viên phòng vé, check in...). Kiểu dáng thiết kế của đồng phục được cách điệu hiện đại, mang tính công nghiệp mà vẫn giữ được nét đẹp truyền thống của áo dài Việt Nam.



   Màu sắc trang phục có sự thống nhất tổng thể màu sắc trong khoang máy bay, phân biệt giữa tiếp viên trưởng và tiếp viên thường. Cụ thể, tiếp viên trưởng sử dụng tông màu vàng tương đồng với sự sang trọng của màu sắc khoang C; Tiếp viên thường sử dụng tông màu xanh tương đồng với màu sắc của khoang Y/Y+.
Ngoài ra, đồng phục của tiếp viên nam và nữ cũng có sự liên kết màu sắc (tiếp viên nam có màu áo gile và cà vạt cùng màu với màu áo dài của tiếp viên nữ). Họa tiết của đồng phục cũng có sự liên kết với yếu tố nhận diện thương hiệu mới, đưa hình ảnh hoa sen cách điệu vào trong trang phục áo dài. Về công năng sử dụng, đồng phục mới đảm bảo các yêu cầu về an toàn trên máy bay (không dễ bắt lửa; chống nóng, chống tĩnh điện, chống lạnh; dễ dàng di chuyển) và tạo cảm giác thoải mái khi làm việc trong thời gian dài.
Dư luận đánh giá thế nào về lần thay đổi này của Vietnam Airlines?
    Ngay từ những ngày đầu công bố về logo và trang phục, vấn đề này đã vấp phải những ý kiến trái chiều từ dư luận và đa phần đều có dấu hiệu thiếu tích cực. Họ cho rằng đồng phục cũ không mang được tính thẩm mỹ cao và không bằng trang phục cũ.
Bên cạnh đó những có những ý kiến ủng hộ sự thay đổi lần này của Vietnam Airlines, theo họ với diện mạo mới đã tạo cảm hứng tươi trẻ, tiện lợi đúng với định hướng mới của hãng hàng không này.
   Còn về các chuyên gia trong ngành, họ cho rằng việc thay đổi hệ thống nhận diện thương hiệu là một hệ quả tất yếu khi định hướng phát triển của doanh nghiệp thay đổi trong khi những sản phẩm cũ gây nhiều bất lợi cho quá trình đi theo định hướng mới. 
   Trường hợp của Vietnam Airlines không có gì xa lạ trên thị trường, mà vấn đề xuất phát từ mức độ phản ứng từ dư luận. Đó là một phản xạ tự nhiên khi một thứ đã cũ thay đổi, và với một sản phẩm, dịch vụ hay thương hiệu thì bộ nhận diện chính là điểm mấu chốt tạo động lực trong hành vi mua sắm của khách hàng thì việc thay đổi sẽ có một mức phản ứng cao hơn là lẽ tất nhiên. Điều quan trọng là cách thức doanh nghiệp đó tiến hành thay đổi ra sao, nội dung thay đổi và có phù hợp hay không cũng như cách họ làm xoa dịu dư luận như thế nào để có thể giữ được hình ảnh đẹp trong lòng người tiêu dùng.



Nhận xét